Diamond 4C - 4 yếu tố đánh giá chất lượng kim cương

Diamond 4C - 4 yếu tố đánh giá chất lượng kim cương

“Diamonds is forever”-Kim cương là vĩnh cửu. Không phải ngẫu nhiên kim cương luôn được mệnh danh là “thủ lĩnh của các loại đá quý”, bởi chúng dẫn đầu cả về sự sang trọng, vẻ đẹp tỏa sáng lẫn sự tinh tế. Để mua được một viên kim cương chất lượng, trang sức Calista xin gửi tới các bạn bài viết về tiêu chuẩn 4C (4 yếu tố đánh giá chất lượng kim cương), được hiệp hội GIA (Viện Đá Quý Hoa Kì) phát triển thành Hệ thống phân loại quy chuẩn quốc tế sử dụng trên toàn cầu.

YẾU TỐ ĐỊNH GIÁ KIM CƯƠNG

 

Ảnh: 4 yếu tố đánh giá chất lượng kim cương

Kim cương được định giá một cách cơ bản dựa trên tiêu chuẩn 4C bao gồm:

  • Carat - Trọng lượng hoặc kích thước của viên kim cương.
  • Color - Màu sắc của viên kim cương.
  • Clarity - Độ tinh khiết hay độ sạch của viên kim cương.
  • Cut - Dạng cắt hay còn gọi là tỷ lệ và góc độ tương đối của các mặt giác trên viên kim cương

 

TRỌNG LƯỢNG (CARAT) 

 

 Ảnh: Thang đo trọng lượng viên kim cương

Carat là đơn vị đo trọng lượng của một viên kim cương. Một đơn vị “carat” tương ứng với 200 miligam. Nếu cả 4 yếu tố định giá đều đạt mức hoàn hảo, giá trị của kim cương tăng lên cùng với trọng lượng viên, viên kim cương lớn hơn thì có độ quý hiếm hơn và được yêu thích nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu 3 yếu tố còn lại của 4C ( độ tinh khiết, màu sắc và giác cắt ) khác nhau, giá trị của hai viên kim cương trọng lượng carat tương đương sẽ khác nhau.

MÀU SẮC (COLOR)

Màu tự nhiên của kim cương thường là màu trắng (không màu). Kim cương càng trong suốt thì càng hiếm và giá trị của nó càng cao. Chính vì thế mà trong bảng phân màu của GIA, màu sắc của kim cương được phân theo cấp độ bảng chữ cái từ D-Z, trong đó D là trắng nhất (không màu, hiếm nhất, đắt nhất) và Z là vàng nhất (kém giá trị nhất).

Ảnh: Bảng phân cấp màu theo tiêu chuẩn GIA

Những viên kim cương không thuộc bảng màu D-Z được gọi là kim cương có màu khác thường (Fancy Color). Trong khi những vệt màu vàng nhạt làm giảm giá trị của kim cương thì màu sắc khác thường lại tạo nên giá trị cực kỳ cao vì chúng vô cùng hiếm. Kim cương màu chỉ hình thành ở một số khu vực có các yếu tố địa chất nhất định, hiếm nhất là màu hồng và xanh dương rồi đến xanh lá cây và vàng.

ĐỘ TINH KHIẾT (CLARITY)

Độ tinh khiết (trong suốt) của viên kim cương là thước đo về các khiếm khuyết nhỏ trong kim cương như tạp chất, vết bẩn, bọt bong bóng… Phần lớn các khiếm khuyết này ở mức hiển vi và không ảnh hưởng rõ rệt đến vẻ đẹp của kim cương, chỉ các chuyên gia và nhà nghiên cứu mới quan tâm đến yếu tố này, chủ yếu để xác định giá trị của viên kim cương. Viên kim cương càng ít khiếm khuyết thì giá trị càng cao.

Ảnh: Bảng phân cấp độ tinh khiết của kim cương

GIÁC CẮT (CUT)

Một viên kim cương thô có những hình thù chưa được bắt mắt, chỉ khi được cắt mài nó mới trở nên lấp lánh nhờ khả năng phản chiếu ánh sáng. Khi được cắt với tỷ lệ thích hợp, ánh sáng được khúc xạ ra hoàn toàn bề mặt, khiến cho chúng rực rỡ hơn. Nếu giác cắt quá nông, ánh sáng sẽ thoát ra khỏi đáy còn giác cắt quá sâu, ánh sáng thoát ra mặt bên.

Ảnh: Bảng thể hiện giác cắt viên kim cương

 Thang đo giác cắt của GIA được xếp hạng từ EXCELLENT (Hoàn hảo) đến POOR (kém). Vẻ đẹp của kim cương đã được đánh bóng là sự kết hợp của nhiều phân khúc ánh sáng: Mức độ toả sáng trên bề mặt, mức độ hấp thu ánh sáng và cách thức ánh sáng quay trở lại mắt nhìn. Kết quả này chịu sự chi phối của 3 yếu tố: Độ rực rỡ, ánh lửa và sự tán sắc sẽ đánh giá được giá trị của viên kim cương.

Ngoài ra, sau khi đã cân nhắc và tính toán về giá trị của viên kim cương trong tay thì bạn nên xem xét kỹ lưỡng Certification (Chứng chỉ kim cương của GIA) để tránh mua phải hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng giả.

Ảnh: Giấy chứng nhận GIA

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm rõ được phần nào kiến thức về tiêu chuẩn 4C khi định giá một viên kim cương. Các bạn cũng có thể đến với trang sức Calista để chọn lựa cho mình những sản phẩm trang sức đính kim phù hợp ngân sách và sở thích thẩm mỹ riêng. Chúng tôi cam kết bán hàng xuất xứ minh bạch, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.

← Bài trước Bài sau →